Lời giãi bày tâm sự của người thợ gắn bó máu thịt với nghề khoan cắt bê tông

Tôi vốn không có thiện cảm với nghề khoan cắt bê tông bởi chúng ta thường xuyên phải chứng kiến những bức tường đẹp đẽ tại các ngõ ngách bị bôi bẩn bởi những dòng quảng cáo dịch vụ khoan bê tông.

Thế nhưng, chỉ khi tôi tận mắt được chứng kiến quá trình “khai tử” một công trình tôi mới vỡ lẽ nhận ra rằng đằng sau những dòng chữ ấy là một công việc đầy nhọc nhằn và vất vả. Những người thợ tự gọi mình là người thợ “khoan cắt bê tông” cũng chông chênh như chính công việc của họ vậy. 

Nỗi nhọc nhằn ai thấu hiểu

Ngành nghề khoan cắt bê tông tôi cũng chưa biết nó được hình thành tự bao giờ, có lẽ không ai biết chính xác được câu trả lời. Chỉ biết rằng, nó ra đời là quá trình tất yếu và cùng với quá trình phát triển đô thị hóa, khi mà nhu cầu cải tạo các công trình kiến trúc hay phá bỏ các công trình cũ lụp xụp, cũ kỹ để mọc lên những tòa chung cư, ngôi nhà mới khang trang ngày nay.

Nghề khoan cắt cũng như các ngành khai thác than, mỏ, thợ hồ tuy nặng nhọc, môi trường độc hại và các sự cố tai nạn luôn rình rập bên mình, song lại là nghề đem lại nguồn thu nhập được coi là ổn định cho những người nông dân muốn thoát ly khỏi cảnh đồng ruộng ăn không đủ no.

Đây cũng là sự lựa chọn cuối cùng dành cho những người mà chỉ có sức khỏe “làm vốn”. Họ phải bán sức lao động để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình và họ không còn con đường nào khác để đi.

Nghề chọn người chứ đâu phải người chọn nghề

Bên bức tường phá dở trên một công trường xây dựng khách sạn tại TP Hà Nội. Anh Minh một thợ KCBT quê ở Bắc Ninh đang cặm cụi làm việc. Mặc dù trời nắng gần 40 độ giữa trưa hè, trong tiết trời hanh khô. Bụi tung bay mù mịt khắp xung quanh. Tôi cũng thể nhìn rõ khuôn mặt của anh nữa.

Nhưng anh vẫn để đầu trần, không gang tay hay khẩu trang, chiếc áo cũ thô sờn được phủ trắng lớp bụi. Trên tay anh là chiếc máy khoan đầu lắp mũi đục to như cái xà beng dài hơn hai gang tay, trọng lượng máy dễ đến gần một nửa cơ thể, anh phải lấy hết sức dũi vào lớp tường dày hàng chục phân, thấy tôi đến, anh ngừng lại giây lát, đưa tay phủi lớp bụi trắng xoá trên tóc, vẫn tươi cười bảo: “Chú ra ngoài kia đợi tôi một lát, tôi đang đục dở chỗ này, đứng đây bụi lắm”. Vừa dứt lời, anh lại tiếp tục hành trình đưa chiếc máy lên mảng tường đang phá trong tiếng gầm rú rền vang của động cơ, tất cả tạo nên những tiếng âm thanh va đập chát chúa.

Khi nhìn anh tôi có cảm giác gần như các khớp xương, thớ thịt trên cơ thể đang long ra theo nhịp rung bần bật của chiếc máy khoan. Kết thúc, ra tiếp chuyện tôi, anh vơ ngay điếu thuốc châm lửa phì phèo đánh một hơi, anh quay sang bảo: “Bọn thợ như chúng tôi thì có gì nhiều chuyện đâu mà kể. Nói đơn giản cho dễ hiểu là người ta xây còn chúng tôi thì phá”.

Nói thì nói vậy, anh cũng đã gắn bó với nghề gần chục năm rồi, anh bảo: “Nghề này tuy vất vả, nhưng là hũ gạo, là miếng cơm, manh áo của gia đình tôi. Vào những mùa cao điểm có khi bọn tôi còn phải làm cả đêm lẫn ngày để chạy tiến độ. Ai gọi là chúng tôi phải lao vào mà làm vì đâu phải lúc nào cũng có sẵn việc. Tranh thủ những tháng cuối năm, cố kiếm cho vợ con cái Tết tử tế cho bằng nhà người ta”.

Nguy hiểm rình rập bất cứ lúc nào

Lời kể của anh Minh với tôi bị ngắt quãng bởi có sự cố xảy ra với 1 anh thợ trong nhóm, do anh này đang cố với theo chiếc máy. Mắt nhắm mắt mở loạng choạng thế nào lại va vào giàn giáo khiến máu trên tay rỉ ra. Họ chỉ kịp lấy mảnh vải mà băng bó rồi lại tiếp tục công việc. Anh Minh lại quay về câu chuyện dang dở với tôi: “Đi theo cái nghề này nó thế đấy, suốt ngày tiếp xúc với bê tông sắt thép, chảy máu, xước xát như thế là chuyện thường. Với những người sợ độ cao thì không làm được. Làm nghề này luôn phải thao tác trên cao, đối mặt với tường đổ, cột rơi.

Có không ít trường hợp người trượt chân, ngã giáo bị gãy chân, gãy tay. Thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình. Cuộc sống mà, tôi vẫn phải đuổi theo lao chú ạ”.

Chứng kiến cảnh tượng những người thợ đứng chênh vênh, tay cầm chiếc máy khoan để đục từng tảng bê tông, đôi chân như đang lung lay cũng đủ khiến tôi sởi gai ốc.

Trong quá trình làm việc, những người thợ vừa phải dùng sức lực, vừa phải chịu đựng âm thanh. Về lâu về dài họ còn bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp vì tiếp xúc quá nhiều với khói bụi.

Vì vậy, công ty khoan cắt bê tông chúng tôi luôn tạo điều kiện tổ chức các lớp giảng dạy về an toàn và kỹ năng làm việc. Để giúp những người công nhân tại đơn vị có thể tránh khỏi hoặc giảm bớt phần nào những tổn hại khi thi công. Bên cạnh đó, người lao động cũng phải tự ý thức được những nguy hiểm trong ngành nghề của mình. Tuyệt đối không được chủ quan trong quá trình làm việc.

Hiện nay công ty chúng tôi nhận khoan cắt bê tông tại khu vực Hà Nội và các tỉnh Miền Bắc, quý vị có nhu cầu hãy nhấc máy gọi ngay:Hotline để nhận hỗ trợ và ưu đãi sớm nhất.

Xem thêm: Bảng giá khoan rút lõi bê tông Hà Nội mới nhất